Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Với trẻ thường bị viêm mũi với các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi…nếu không chữa kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang khiến trẻ đau, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt của con.
Vậy làm sao để biết trẻ có bị viêm xoang hay không? Và phải làm gì khi trẻ bị viêm xoang?
1) Các nguyên nhân dẫn đến viêm xoang ở trẻ
a) Do môi trường
Trong số những nguyên nhân bên ngoài dẫn đến bệnh viêm xoang, phổ biến nhất là không khí ô nhiễm do khói bụi, khí thải từ các nhà máy, xe cộ… nhất là ở các thành phố và đô thị lớn. Môi trường không trong lành làm vùng xoang mũi dễ bị dị ứng, hoặc bội nhiễm.
Đeo khẩu trang đúng cách để phòng bệnh Viêm xoang trẻ em |
b) Do dị ứng
Viêm xoang trẻ em xuất hiện khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, thực phẩm (trứng, sữa, các loại hải sản...). Các bé thường thích đùa nghịch với thú cưng như chó, mèo... lông của chúng lọt vào hốc xoang và gây dị ứng, rồi dẫn tới viêm xoang.
c) Do Sức đề kháng kém
Sức đề kháng kém khiến cơ thể trẻ không thể chống chọi lại các loại khuẩn gây bệnh về đường hô hấp, từ đó dẫn tới viêm xoang. Một số nguyên nhân bên trong thường gặp là viêm xoang do sâu răng; viêm xoang do sau chấn thương, máu tụ trong xoang; ở trẻ em có thể do bị viêm a-mi-đan gây nhiễm trùng…
2)
Cách điều trị viêm xoang cho trẻ
§ Làm ẩm mũi, làm lỏng dịch tiết giúp
lông chuyển hoạt động tốt hơn.
§ Hút mũi, rửa mũi, tránh tình trạng ứ
đọng trong mũi để giúp mũi thông thoáng. Tránh sự lan rộng của dịch tiết cũng
có tác dụng hỗ trợ điều trị.
§ Chống sung huyết, nghẹt mũi để giúp
sự dẫn lưu xoang tốt hơn; Nên dùng oxymethazoline 0,05% vì ít tai biến, ở trẻ
chỉ nên dùng trong vòng 01 tuần lễ.
3) Lưu ý khi điều trị viêm xoang cho
trẻ
-
Cha mẹ cần bổ sung cho con một số chất quen thuộc như sắt, kẽm, DHA, omega 3,…
trong bánh mì, một số loại nấm, hạt ngũ cốc… Nên cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa
quả tươi để giúp hệ miễn dịch của bé được tăng cường.
-
Trong tiết trời lạnh, cha mẹ nên mặc ấm cho bé. Cho bé tiêm chủng đầy đủ theo
lịch tiêm phòng của Quốc gia.
Thường
xuyên vệ sinh chân tay cho bé. Không nên cho bé ăn đồ ăn lưu cũ từ lâu vì khả
năng có vi khuẩn trong đó là rất cao.
Vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên |
-
Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm xoang cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa để
khám. Tuyệt đối cha mẹ không tự bắt bệnh, tự kê đơn cho trẻ, không cho trẻ dùng
thuốc dành cho người lớn. Việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của chuyên gia.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm một số thuốc chữa bệnh Viêm xoang khác thì có thể đọc trong bài viết “Những điều mẹ cần biết về viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ”.
Chưa có Bình Luận " Viêm xoang trẻ em và cách điều trị hiệu quả "