Thời tiết thay đổi thất thường cùng với môi trường sống
ngày càng ô nhiễm, nhiều khói bụi làm cho bệnh viêm mũi dị ứng ngày càng tăng.
Người bệnh luôn cảm thấy bực bội, khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống, cũng như sinh hoạt của họ. Vì vậy hiện nay, việc phòng
ngừa và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng đang rất được nhiều người quan tâm.
Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói,
lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí...Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong
các bệnh lý của đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 17-25% dân số, có tần suất cao ở
những người đi làm, đi học.
Bệnh tuy không đe doạ đến tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại
gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong một thời gian kéo dài, làm ảnh
hưởng tới hiệu suất tại nơi làm việc cũng như tại trường học, cản trở các họat
động thể thao, giải trí…
Người bị viêm mũi dị ứng
3 BƯỚC PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG
Dưới đây là 3 bước đơn giản để phòng ngừa và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả
Bước 1: Kiểm soát môi trường – tránh tác nhân gây dị ứng:
Thường xuyên đeo khẩu
trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên
tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời.
Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải.
Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.
Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải.
Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.
Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc,
khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác.
Không nuôi chó, mèo để phòng bệnh viêm mũi dị ứng
Bước 2: Dùng thuốc
Hầu hết các trường hợp viêm
mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có thể
dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như
hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm. Chất phenylpropanolamine trong nhiều loại
thuốc còn gây biếng ăn và có nguy cơ gây tai biến mạch
máu não.
Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày.
Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi
nặng hơn.
Bước 3: Miễn dịch liệu pháp
(còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu):
Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên
nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm
cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa.
Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn; các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.
Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn; các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.
Hy
vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ không còn lo lắng về căn bệnh Viêm Mũi Dị Ứng nữa.
ØØØ Ngoài ra để tìm hiểu thêm về căn bệnh này và cách điều trị nó bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết : " Làm sao để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả? ".
Chưa có Bình Luận " Viêm mũi dị ứng và cách phòng chống hiệu quả "