Khi trời chuyển lạnh là lúc bệnh viêm mũi dị ứng chuẩn bị
tái phát. Những triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi luôn khiến
cho bạn cảm thấy phiền toái, khó chịu. Có phải bạn luôn mong muốn chữa trị tận gốc căn bệnh này? Bài viết dưới
đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cách
phòng ngừa và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng
Để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng đầu tiên cần xác định yếu tố gây dị
ứng. Bệnh viêm mũi dị thường do những nguyên nhân sau gây ra:
1. Viêm mũi dị ứng theo
mùa:
Nguyên nhân gây ra dị ứng
thường gặp là phấn hoa và bụi, nấm mốc ngoài trời. Một người dị ứng với loại
phấn hoa này cũng có thể dị ứng với nhiều loại phấn hoa khác.
2. Viêm mũi dị ứng quanh
năm:
Yếu tố gây dị ứng thường
là bụi trong nhà (hoặc bụi ngoài trời nếu bụi này có trong không khí quanh
năm), lông chó mèo, con mọt... Con gián và các loài gặm nhấm trong nhà cũng
được coi là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng quanh năm.
Bệnh xảy ra khi bệnh nhân
tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa. Khi hết tiếp
xúc thì không còn triệu chứng dị ứng. Dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy
ra đối với thức ăn. Trong trường hợp này, bệnh nhân còn có triệu chứng nổi mề
đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy.
ð Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng:
Viêm mũi dị ứng là loại bệnh khó điều
trị khỏi hoàn toàn, vì cơ địa dị ứng của người bệnh, và vì rất khó loại trừ các
chất dị ứng khỏi môi trường sống. Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng không thể có một
công thức, một phác đồ chung cho mọi trường hợp, mà phải tìm cho mỗi trường hợp
một phương pháp thích hợp. Tuy nhiên, nhìn chung việc phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng gồm 3 bước
chủ yếu:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Bước 1: Kiểm soát môi
trường:
Bạn cần phải tránh các
tác nhân gây dị ứng. Đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc khói, bụi. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội
sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời.
Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà cũng là cách hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, bao gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà cũng là cách hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Bước 2: Dùng thuốc:
Hầu hết các trường hợp bị bệnh viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Thuốc chống nghẹt mũi có
thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với Antihistamines. Tuy nhiên, bạn không nên dùng
thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày trong quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị ứng vì việc lạm dụng nó sẽ gây
hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn.
Bước 3: Điều trị:
Đeo khẩu trang hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Bước 3: Điều trị:
Sử dụng phương pháp giảm
mẫn cảm đặc để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng có hiệu quả từ 60 – 80% trên
người bệnh. Tuy nhiên thời gian điều trị đòi hỏi phải ít nhất là từ 6 tháng tới
3 năm để cơ thể sản xuất và duy trì kháng thể chống lại yếu tố gây dị ứng.
Để thuốc phát huy hiệu
quả, người bệnh cần kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh viêm mũi dị ứng tuy
không quá gây nguy hiểm nhưng triệu chứng của bệnh luôn làm bạn cảm
thấy khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của bạn.
Nếu bạn làm
tốt công tác phòng ngừa trong quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, bạn sẽ hạn chế được sự tái phát cũng như không làm bệnh trầm trọng thêm. Chúc bạn thành
công.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những phương pháp điều trị bệnh Viêm mũi dị ứng khác qua bài viết : " Làm thế nào để nhanh khỏi bệnh viêm mũi dị ứng "
Chưa có Bình Luận " Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng dứt điểm "